99.9% các ứng viên mắc sai lầm khi đàm phán lương. Nhưng không sao, điều này hoàn toàn có thể thay đổi được.

Sai lầm lớn nhất mà bạn có thể mắc phải khi đàm phán lương là gì?

Chúng ta đều có những kế hoạch lớn hơn cho sự nghiệp và thích thú với công việc nên thường được ra đàm phán hợp lý thì dễ dàng đồng ý và đi làm ngay. Tuy nhiên, một cuộc đàm phán thông minh sẽ giúp bạn để lại ấn tượng mạnh cũng như có tiếng nói hơn. Đừng bao giờ quên, một cuộc đàm phán lương tốt là khi cả 2 hai bên đều có lợi và trở thành động lực phát triển của nhau.

 

1. Danh sách yêu cầu quá sơ sài

Nhiều người nghĩ rằng đàm phán một mức lương ổn thỏa là xong, tuy nhiên, trong một cuộc đàm phán, bên nào càng yêu cầu được nhiều trách nhiệm từ bên kia, bên đó thắng. Hãy coi cuộc đàm phán xin việc là một cuộc trao đổi, mỗi yêu cầu từ đối phương, bạn cũng cần kiểm tra lại và đòi hỏi quyền lợi cho mình nếu làm đúng yêu cầu.

Những thứ có thể đàm phán như ngày nghỉ, nghỉ ốm, thưởng, những điều kiện cần để được thăng chức, những điều khoản không cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ, cơ hội hưởng lợi nhuận, chi phí di chuyển… là những quyền lợi người lao động đáng được hưởng mà bạn không thể bỏ qua.

Đòi hỏi hợp lý chứng minh bạn là người biết điều và hiểu luật, vì thế đừng ngại ngần đặt câu hỏi khi cần.

 

2. Đàm phán không đúng thời điểm

Carl Icahn, một trong những nhà đàm phán vĩ đại nhất trong lịch sử kinh doanh, có một mẹo rất đáng để học hỏi như sau:

Với những cuộc đàm phán khó khăn, ông thường gửi thư vào rất muộn, thậm chí vào cuối ngày làm việc. Ngược lại, nếu ai đó gửi cho ông vào một thời điểm không mấy phù hợp, ông sẽ để đó và đi ngủ.

Điều này hoàn toàn phù hợp với tâm lý, khi con người thường phải trải qua việc bị cạn kiệt ý chí mỗi khi cuối ngày kéo đến. Họ có đủ sức để từ chối cái bánh vào buổi sáng, nhưng không đủ sức để làm điều đó vào buổi tối.

Nếu bạn nhận được một lời đề nghị mà chưa biết trả lời ra sao, thì hãy trả lời: Nghe rất hay. Nhưng tôi cần suy nghĩ và tính toán việc di chuyển và các vấn đề liên quan đến cá nhân, tôi sẽ gọi điện lại sau.

Sau đó hãy ĐI NGỦ rồi đợi thật muộn nhất có thể để đưa ra phản hồi cho bên kia.

 

3. Suy nghĩ ngắn hạn

Bạn sẽ không chỉ làm việc trong vài tuần rồi nghỉ. Hãy hỏi về dài hạn.

Tiềm năng của công ty là gì? Tiềm năng phát triển dành cho bộ phận mà bạn ứng tuyển như thế nào? Công ty có đang kinh doanh tốt không?

Hãy đặt ra kế hoạch cho con đường sự nghiệp của bạn. Điều này sẽ tác động đến số tiền bạn nhận được và cả những quyền lợi khác mà bạn đã yêu cầu.

 

4. Đồng ý quá nhanh

Câu chốt đàm phán tốt nhất là: “Hãy để tôi suy nghĩ thêm” và chờ đợi đối phương phản hồi trước.

Và việc bạn cần làm là thực sự nghĩ về nó. Lập danh sách. Thực hiện các thủ tục. Nghĩ kỹ về những lời đề nghị khác. Hoặc những lời đề nghị tiềm năng hơn đang chờ đợi.

Giá trị của bạn trên thị trường lao động hoạt động tương tự như bất kỳ thị trường nào khác: cung và cầu. Hãy đánh giá về nguồn cung cho dịch vụ mà bạn cung cấp và liệu bạn có đáp ứng được nhu cầu không. Nếu nguồn cung bằng 0, thì bạn đang ở vị trí khá tệ.

Bạn có thể giả vờ như nguồn cung đang tốt bằng cách bình tĩnh và nói, “Hãy để tôi xem lại. Lời đề nghị cần thời gian để xem xét. Tôi rất cảm ơn vì nó. Chúng ta có thể nói chuyện sau 1 đến 2 ngày nữa không.”

Tin tôi đi: điều này khá ngại để nói ra, nhưng kiêu một chút trong đàm phán cũng chẳng đi đâu mà thiệt. Bạn còn cả đống thời gian để chứng minh mình là người được việc và thái độ tốt như tham gia công việc thực tế.

 

5. Không tính toán kỹ lưỡng

Trước khi đưa ra đàm phán và quyết định, hãy đặt câu hỏi:

– Những người có kỹ năng tương tự kiếm được bao nhiêu trong ngành này?

– Giá trị kinh tế mà bạn mang lại cho công ty là gì?

– Nếu bạn làm tự do hoặc là đơn vị khác, bạn sẽ thu bao nhiêu tiền?

Hãy tính toán mọi thứ để có được mức lương thưởng hợp lý về cả mặt khách quan và chủ quan.

 

6. Giả vờ thông minh

Tỏ ra biết tuốt không mang lại ích lợi gì cho bạn cả.

Hãy hỏi xin lời khuyên khi cần hoặc lùi một bước với những câu hỏi khó từ nhà tuyển dụng. Chẳng mất gì một câu nói: “Nếu anh được đề nghị tương tự, thì anh sẽ làm thế nào?”.

Nếu lời đề nghị quá thấp hoặc không có các chi phí di chuyển, không có ngày nghỉ hoặc cơ hội thăng tiến, thì hãy hỏi lại với tư cách một nhân viên mới cần lời khuyên.

Ví dụ: Những người khác trong ngành đang kiếm được A. Tôi muốn A+. Các anh có thể nói cho biết làm sao để tôi chấp nhận lời đề nghị của bên mình hay không?

Bạn sẽ bất ngờ khi thấy nhà tuyển dụng sẽ thảo luận và con số sẽ thay đổi đấy.

Còn nếu bạn không thể nói được gì thông minh hơn, hãy im lặng cho đến khi họ mở lời trước. Không ai thích một sự im lặng khó xử. Hãy im lặng lâu nhất có thể cho đến khi họ nói trước. Hãy để cho sự thiếu thoải mái tồn tại. Nhớ nhé, ĐỪNG MỞ LỜI TRƯỚC.

 

7. Không tận dụng điểm yếu của nhà tuyển dụng

Rất nhiều người phỏng vấn tuyển dụng thực ra không có thẩm quyền và thậm chí không hiểu hết về công việc cũng như các vấn đề xoay quanh công việc sắp tới của bạn.

Nếu bạn yêu cầu điều gì đó và họ nói, “Không được, đây là quy định của nhân sự”.

Hãy hỏi họ liệu có thể hỗ trợ bạn đề xuất thay đổi hay không?

Không ai muốn cảm thấy bản thân vô dụng. Họ sẽ thay đổi hoặc đề xuất lên nhân sự.

 

Theo Trí thức trẻ