Chẳng ai thích nghe những lời nhắn nhủ từ đồng nghiệp về các khuyết điểm và sai sót của mình. Dù biết chúng sẽ giúp ta tiến bộ nhưng thật khó để chấp nhận chúng một cách nhanh chóng. Những lời khuyên dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn ứng xử phù hợp khi bị đồng nghiệp phê bình.

 

1. Thất bại là mẹ thành công

Chúng ta cần hiểu rõ rằng không ai có thể hoàn hảo vì vậy, ai cũng sẽ có lúc phạm phải sai lầm. Điều quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa người thành công và thất bại chính nằm ở thái độ tiếp nhận những sai sót của mình. Những lời phê bình tuy khó nghe nhưng giúp bạn tỉnh ngộ và có thể rút ra bài học từ sai lầm đó. Liệu bạn có thể mạnh mẽ đứng lên và bước tiếp hay không mới tạo nên sự khác biệt. Vì vậy, thay vì hằn học, hãy đón nhận và suy xét lời phê bình đó rằng tại sao lời nhận xét đó lại dành cho bạn mà không phải người khác, lỗi có đúng là của bạn hay không, bạn làm tròn trách nhiệm của mình chưa?

Nếu chưa hiểu rõ hoặc cảm thấy mình vô tội khi phải đón nhận những lời phê bình từ đồng nghĩa, hãy nhẹ nhàng nhờ họ giải thích và phân tích giúp bạn để nhận ra sai sót của mình. Qua đó, bạn cũng sẽ biết cách đánh giá thiện ý của đồng nghiệp thông qua những lời nói đó.

 

cach-ung-xu-khi-bi-dong-nghiep-phe-binh-hinh1
Thay vì hằn học, hãy đón nhận và suy xét lời phê bình đó rằng tại sao lời nhận xét đó lại dành cho bạn mà không phải người khác

2. Luôn giữ bình tĩnh

Hãy tạm quên đi cảm xúc của mình vì bất kì ai nghe được lời phê bình cũng sẽ khó chịu và rất dễ phản ứng tiêu cực. Để tránh tranh cãi với đồng nghiệp, chúng ta cần luyện thái độ cởi mở, trân trọng đúng mực vì họ đã góp ý giúp.
Đôi khi những lời nhận xét vẫn có thể xuất phát từ một nhầm lẫn nào đó, việc bạn nổi cáu hoặc khó chịu với đồng nghiệp sẽ khiến quá trình làm việc sau này hơi khó khăn. Thái độ cầu thị sẽ giúp cuộc trao đổi giữa bạn và đồng nghiệp sẽ thoải mái hơn và cả hai sẽ dễ dàng tìm ra tiếng nói chung.

 

3. Đừng tự cô lập mình

Đây là trạng thái của nhiều người khi bị phê bình, họ bỗng chốc trở thành người thụ động và cô lập mình với mọi người xung quanh. Cách giải quyết này có vẻ ổn nếu bạn cần có thời gian riêng tư để suy nghĩ và cân nhắc về những lời nhận xét đó. Nhưng thụ động và cố chấp là hai trường phái hoàn toàn khác nhau, mọi người thường không đủ kiên nhẫn với một người không mấy hiểu chuyện và dần xa lánh bạn. Khi đồng nghiệp không hiểu được, họ sẽ không có thiện cảm với bạn.

 

cach-ung-xu-khi-bi-dong-nghiep-phe-binh

Mọi người thường không đủ kiên nhẫn với một người không mấy hiểu chuyện 
 

4. Một cách ứng xử với lời phê bình của đồng nghiệp

Nếu bạn bị phê bình vì làm việc thiếu tính chính xác? Hãy cố gắng cẩn thận, suy nghĩ về nhiều thứ và làm mọi việc có chiều sâu hơn.
Còn nếu đồng nghiệp phàn nàn rằng bạn quá hồn nhiên. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi làm việc gì đó và có thể tham khảo một người có kinh nghiệm trước khi giải quyết một vấn đề để có thể chín chắn hơn trước mắt đồng nghiệp nhé!
Nếu bạn nhận ra những lời phê bình không có cơ sở và chỉ nhằm mục đích làm bạn mất mặt trước các đồng nghiệp khác thì bạn không nên mất thời gian, hãy coi như không biết và chứng mình cho những người khác thấy!

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn có cách tiếp nhận và ứng xử phù hợp với những lời phê bình của đồng nghiệp nhé!

 

Nguồn: tổng hợp