Con người là tài sản lớn nhất, quan trọng nhất giúp công ty tăng lợi nhuận và phát triển vững mạnh. Do đó, nếu muốn thành công điều quan trọng nhất mà sếp cần đảm bảo nhân viên hạnh phúc trong công việc. Để làm được điều này bạn nắm vững 9 yếu tố sau đây.

 

1. Danh tiếng của công ty

Nếu được làm việc cho một công ty có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, doanh số liên tục tăng qua từng tháng và vị thế trên thương trường thuộc hàng top thì chắc hẳn nhân viên sẽ cảm thấy tự hào, có xu hướng “khoe khoang” với bạn bè… Chính yếu tố này sẽ khiến nhân viên có cảm giác an toàn và luôn hạnh phúc trong công việc.

          ngoai-tien-luong-thi-dau-la-dieu-khien-nhan-vien-hanh-phuc-trong-cong-viec-hinh-anh-1
Danh tiếng của công ty sẽ là yếu tố khiến nhân viên có cảm giác an toàn và luôn hạnh phúc trong công việc

 

2. Vai trò của nhân viên trong doanh nghiệp

Vị trí làm việc ảnh hưởng một phần không nhỏ đến cảm giác hạnh phúc của nhân viên, khi vị trí càng cao, đóng góp được nhiều cho tổ chức thì nhân viên càng có cảm giác thỏa mãn. Tuy nhiên, nếu không biết cách cân bằng và quản lý công việc, nhân viên cũng dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực.

 

3. Sếp là người “có tâm và có tầm”

Sếp có phải là người tài năng, tâm lý và luôn giúp đỡ nhân viên? Sếp có thân thiện và tạo điều kiện để nhân viên bộc lộ tài năng? Vì phải làm việc trực tiếp và lâu dài với nhau nên nếu như cấp trên càng giỏi và thấu hiểu nguyện vọng nhân viên thì mức độ hạnh phúc của nhân viên càng cao, hiệu suất và kết quả làm việc của tổ chức cũng được cải thiện đáng kể.

 

4. Đồng nghiệp thân thiện

Không chỉ kì vọng ở cấp trên, nhân viên còn cảm thấy mãn nguyện và vui vẻ khi có thể làm việc chung với những đồng nghiệp tài năng, gần gũi. Có rất nhiều trường hợp nhân viên nghỉ việc chỉ vì không chịu nổi sự phiền phức của đồng nghiệp hoặc thường xuyên bị đồng nghiệp soi mói, thậm chí tẩy chay. Nhà quản lý nên có kế hoạch kỹ lưỡng trong việc tuyển dụng nhân sự cho công ty, đừng chỉ chú trọng năng lực mà bỏ quên sự phù hợp về tính cách nhé.

 

5. Được ghi nhận xứng đáng

Ai cũng có nhu cầu được đánh giá và công nhận những cống hiến mình đã bỏ ra cho tổ chức, nhân viên cũng không ngoại lệ. Đừng ngại trao cho họ những phần thưởng xứng đáng mỗi khi họ làm tốt, vượt ngoài sự mong đợi. Chỉ khi được công nhận, họ mới cảm thấy có động lực để tiếp tục cố gắng. Bất cứ nhân viên nào cũng muốn được đối xử công bằng, và cấp trên luôn tuân thủ đầy đủ luật lệ của công ty khi giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân viên là điều mà họ mong chờ. Với cảm giác được tôn trọng và mọi thứ đều minh bạch, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng khi làm việc tại doanh nghiệp của bạn và niềm tin, sự trung thành của họ đối với công ty sẽ ngày càng được củng cố.

ngoai-tien-luong-thi-dau-la-dieu-khien-nhan-vien-hanh-phuc-trong-cong-viec-hinh-anh-2
Nhân viên đều muốn thành tích của mình được ghi nhận một cách xứng đáng

 

6. Chế độ phúc lợi cạnh tranh

Hơn 80% ứng viên cực kỳ chú trọng đến số tiền lương mỗi khi ứng tuyển, họ có thể chấp nhận một con số nhỏ hơn kì vọng nhưng chắc chắn, họ thường không gắn bó với công việc đó lâu dài mà sẽ nhảy việc để tìm kiếm một mức lương cao hơn. Ngoài ra, thưởng đột xuất hoặc thưởng vì có thành tích tốt cũng là hành động được nhân viên thừa nhận rằng khiến họ hạnh phúc. Nói tóm lại, nếu có thể, hãy đề xuất mức lương và thưởng hấp dẫn để kích thích nhân viên làm việc hoặc bổ sung thêm nhiều chế độ đãi ngộ tốt để thỏa mãn sự hài lòng về nhu cầu vật chất cơ bản của họ.

 

7. Môi trường làm việc

Tùy vào tính cách của từng người mà họ sẽ vẽ ra môi trường làm việc lý tưởng riêng cho mình: năng động, chuyên nghiệp, thoải mái… Tuy nhiên, với số lượng nhân viên đông đảo trong công ty thì làm sao bạn có thể tạo ra được môi trường lý tưởng tuyệt đối, hãy quy ước một môi trường duy nhất ngay từ những ngày đầu khởi tạo công ty. Nếu phù hợp, nhân viên sẽ vui vẻ và làm việc lâu dài còn ngược lại, bạn cũng đào thải được những người không phù hợp.

 

8. Địa điểm làm việc

Nơi làm việc xa hay gần cũng nằm trong danh sách ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của nhân viên. Nhưng có một nghịch lý khá thú vị là khi nơi ở của nhân viên càng gần nơi làm việc thì họ lại có xu hướng đi làm trễ và lười biếng hơn.

 

9. Cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp

Thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện, đào tạo kĩ năng cho nhân viên là một cách thức giữ chân nhân tài được các tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng. Không chỉ vậy, đây còn là cơ hội gắn kết mối quan hệ đồng nghiệp, cũng như thể hiện sự quan tâm của công ty dành cho nhân viên. Bên cạnh đó, việc nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên cũng góp phần tăng khả năng thành công cho doanh nghiệp của bạn.

 

Nguồn: Tham khảo